fbpx

Đà Lạt – Nơi lưu dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin

01/30/2018

Đà Lạt – Nơi lưu dấu ấn bác sĩ Alexandre Yersin

Đà Lạt là thành phố ở miền nhiệt đới nhưng lại mang màu sắc của xứ sở ôn đới phương Tây. Lịch sử hình thành và phát triển thành phố gắn liền với tên tuổi bác sĩ Alexandre Yersin. Thời khắc 3h chiều ngày 21/6/1893 bác sĩ Alexandre Yersin đặt chân lên cao nguyên Lang Bian đã tạo ra những bước ngoặt lớn, những dấu mốc quan trọng đưa vùng đất này bước sang trang mới.

Kỳ 1: Bác sĩ Alexandre Yersin và sự ra đời thành phố Đà Lạt.

Một trong số đó là sự kiện ngày 19 tháng 7 năm 1897 – cách đây 121 năm, bác sĩ Alexandre Yersin gửi thư đến Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đề xuất chọn cao nguyên Lâm Viên làm nơi nghỉ dưỡng. Sau nhiều chuyến khảo sát, nghiên cứu, tỉnh Đồng Nai Thượng–(tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này) đã chính thức ra đời.

Nhà bác học Alexandre John – Emile Yersin là một bác sỹ nổi tiếng Thế giới với những công trình nghiên cứu y khoa và những thành tựu y học đem lại lợi ích to lớn cho loài người. Ông sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863taị một vùng quê miền núi Thụy Sỹ. Năm 1883 Yersin học ngành Y tại Lausanne (Thụy Sỹ). Sau đó tiếp tục học tại Marbuorg (Đức) và tốt nghiệp Đại học Y khoa Paris (Pháp) với luận văn xuất sắc. Từ năm 1886 ông làm việc tại viện Pasteur Paris và cộng tác với bác sĩ Roux tìm độc tố vi khuẩn bạch cầu.

Ngoài đam mê cháy bỏng khám phá trong Y học, bác sỹ Yersin còn có sở thích phiêu lưu mạo hiểm,say mê du lịch vàước mơ thám hiểm những vùng đất lạ.Năm 1890chuyến hành trình dài ngày với cương vị là bác sĩ trên một con tàu vận tải đã đưa ông đến Việt Nam và bén duyên với Cao nguyên Langbiang.

Cao nguyên Langbian trong hồi ký của bác sĩ Alexandre Yersin được miêu tả khá rõ: “3 giờ 30, cao nguyên rộng lớn trơ trụi lồi lõm”, “không khí mát mẻ đã làm tôi quên đi mệt nhọc và tôi nhớ lại niềm vui được chạy hết tốc lực lên xuống những ngọn đồi như một học sinh trung học trẻ tuổi”.Có thể nói rằng xứ sở này đã để lại trong tâm hồn bác sĩ Yersin những ấn tượng mạnh mẽ. Khí hậu mát mẻ, trong lành và vẻ đẹp tự nhiên đã hấp dẫn ông, gợi cho ông nhớ lại quê hương Thụy Sĩ thời thơ ấu.Như một cơ duyên,bốn năm sau (1897) Ông đã tích cực đề xuất với Toàn quyền Doumer chọn nơi này làm địa điểm xây dựng trạm điều dưỡng, vì đây là vùng đất này đáp ứng được những điều kiện cần thiết do Toàn quyền Paul Doumer đưa ra: “Độ cao tối thiểu 1.200 m so với mặt nước biển, có nguồn nước dồi dào, có đất đai trồng trọt được, khả năng thiết lập đường giao thông dễ dàng”.

“Trở lại những năm cuối thế kỷ XIX tại Việt Nam, trước tình trạng số quân nhân Pháp ở Trung kỳ, Nam Kỳ tử vong vì bệnh nhiệt đới (viêm gan, sốt rét) ngày càng gia tăng cùng với tình trạng chấn thương tâm lý do sốc văn hóa, người Pháp đã mở chiến lược khám phá những vùng núi cao ở trên xứ Đông Dương để làm trạm nghỉ dưỡng như một hướng giải quyết bền vững thay vì đưa thêm bác sĩ điều dưỡng đến và đóng thêm những chiếc thuyền lớn để chở binh lính hồi hương”.  Cao nguyên Langbian với độ cao trung bình 1.500 m, khí hậu tương đồng với vùng Địa Trung Hải, địa hình đồi núi ngoạn mục, lại ở một vị trí thuận lợi xét về chính trị trong tầm nhìn về một Liên bang Đông Dương tương lai. Đà Lạt là lựa chọn vượt trội hơn Bokor ở Campuchia, Trấn Ninh ở Lào, Bà Nà, Tam Đảo hay Sapa ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Đà Lạt trở thành đô thị giúp người Pháp ở Đông Dương chống chọi bệnh nhiệt đới, một chốn phục hồi sinh lực thực sự và vơi bớt nỗi nhớ nhà …

Chuyến khảo sát của bác sĩ Alexandre Yersin cùng toàn quyền Đông Dương năm 1899 đã đưa đến một văn kiện quan trọng được toàn quyền Doumer ký ngày 01.11.1899 –  thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, lấy thủ phủ là Djiring, đặt trung tâm hành chính tại Cao nguyên Lang Biang”.Quyết định này đã tạo tiền đề pháp lý cho sụ phát triển của thành phố Đà Lạt, được xem là văn kiện chính thức về việc thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.Kể từ đó Đà Lạt hình thành với màu sắc riêng, được kiến tạo xây dựng một đô thị sinh thái – “phố trong rừng” như một tinh cầu lộng lẫy giữa xứ Đông Dương nhiệt đới gió mùa.

120 năm trôi qua, Đà Lạt hôm nay đã trở thành một trung tâm nghỉ dưỡng lý tưởng, một địa điểm tham quan nổi tiếng, một thành phố “cho người này niềm vui, người kia sự mát lành. Bác sỹ Alexandre Yersin cũng đã mãi mãi nằm lại trên xứ sở trầm hương Nha Trang – quê hương thứ 2 của ông trong sự yêu thương, kính trọng của mỗi người Việt Nam. Trong suốt chặng đường dài ấy, hình ảnh bác sỹ Alexandre Yersin luôn in đậm trên mảnh đất cao nguyên xinh đẹp, tên của ông được cho trường học, đường phố và công viên như một sự tri ân dành cho vị bác sỹ tài ba này.

Theo: Đà Lạt trong tôi

Related Post